Câu hỏi "Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?" hoặc "Bạn gặp vấn đề gì với công việc cũ?" là một trong những câu hỏi phổ biến gây lúng túng cho rất nhiều ứng viên.
Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi để hiểu hơn về ứng viên của mình. "Vì sao bạn kết thúc công việc cũ?" tuy không phải là câu hỏi quá xa lạ với ứng viên, nhưng một khi được hỏi thì vẫn gây không ít lúng túng và không phải ứng viên nào cũng có thể vượt qua với kết quả tốt đẹp.
Bạn đang suy xét rằng có nên nói hết sự thật với nhà tuyển dụng? Hay phớt lờ bằng việc kiếm bừa một lý do nào đó? Hay lúng túng mãi mà không trả lời được cụ thể một lý do nào? Rất nhiều tình hình lúng túng xảy ra với ứng viên, vì vậy Việc Làm Đà Nẵng sẽ bật mí một số mẹo để ứng viên vượt câu hỏi này một cách ngoạn mục, cùng bắt đầu nào!
Việc nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi: “Tại sao bạn bỏ công việc cũ?” trong vòng phỏng vấn là điều vô cùng dễ hiểu với những lý do sau:
+ Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng, bạn từ bỏ công việc cũ và đến với công việc mới này vì một lý do chính đáng, không mang đến những căng thẳng hay mâu thuẫn gì.
+ Nhà tuyển dụng muốn biết, liệu bạn có thực sự nghiêm túc khi quyết định nhảy việc không hay chỉ đơn giản là đang thử trải nghiệm các công việc khác nhau.
+ Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra khả năng giao tiếp của ứng viên.
+ Muốn kiểm tra khả năng bình tĩnh giải quyết vấn đề và xử lý tình huống của bạn.
Chỉ một câu hỏi đơn giản thôi, nhà tuyển dụng đã phần nào đánh giá được tính cách cũng như khả năng giải quyết tình huống của ứng viên. Vậy phải trả lời câu hỏi như thế nào để ghi điểm và tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng?
Xem thêm: Vì sao nhà tuyển dụng chưa phản hồi cho bạn?
Câu hỏi "Vì sao bạn bỏ việc ở công ty?" cũ khiến không ít ứng viên lúng túng.
Nhiều ứng viên loay hoay, lúng túng không biết phải làm gì trong trường hợp này. Để giúp bạn đọc có thể ứng phó câu hỏi: “Tại sao bạn bỏ công việc cũ?”, chúng tôi đã khảo sát hàng trăm nhà tuyển dụng, họ đã đưa ra một số gợi ý như sau:
Cách trả lời dành cho người ít kinh nghiệm (6 tháng đến 1 năm)
+ Tôi rời bỏ công việc này để tìm công việc phù hợp hơn với bản thân.
+ Tôi học chuyên ngành Kế toán. Tuy nhiên, sau khi ra trường tôi chưa tìm được công việc đúng chuyên ngành học. Tôi muốn vào công ty của anh/chị để có thể làm việc đúng chuyên môn của mình.
+ Công ty cũ của tôi xa hơn chỗ tôi ở hiện tại. Chưa kể, buổi tối tôi có tham gia một khóa học gần nhà. Vì vậy tôi quyết định nghỉ việc.
+ Tôi rất thích những công việc có liên quan đến lĩnh vực không gian địa lý, hoạt hình 3D ở công ty…Tuy nhiên, tôi lại không có cơ hội để học hỏi điều gì từ sếp cũ của tôi. Đó là lý do tôi quyết định nghỉ việc.
Cách trả lời dành cho người có nhiều kinh nghiệm (2 năm trở lên)
+ Công việc cũ là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng tôi cảm thấy bản thân chưa có cơ hội được thử thách. Vì vậy, tôi nghĩ đã đến lúc mình nên chuyển việc.
+ Thực sự tôi rất thích công việc cũ, được làm việc với đồng nghiệp thân thiện, tốt bụng. Tuy nhiên nếu tôi ở lại đó làm việc thì tôi sẽ không học hỏi được thêm kiến thức mới, kỹ năng từ sếp cũ của tôi.
+ Tôi thích công việc này nhưng không có cơ hội sử dụng những phần mềm chuyên môn như tôi muốn, vì vậy tôi nghĩ công ty mình sẽ thích hợp với tôi hơn.
+ Tôi là người luôn hướng đến tương lai và cố gắng làm mọi thứ tốt nhất có thể. Khi tôi cảm thấy mục tiêu của tôi không rõ ràng tôi nghĩ mình cần thay đổi mục tiêu và cố gắng nỗ lực hơn.
+ Tôi đã gắn bó ở công ty cũ 4 năm. Tuy nhiên, mức lương mà tôi nhận được không thay đổi so với lúc ban đầu. Tôi thì đã có gia đình rồi. Tôi nghĩ đã đến lúc phải tìm một công ty khác để cải thiện mức lương của mình.
+ Ở công ty cũ, tôi đã đạt được một số thành công nhất định. Thế nhưng, tôi không được thăng chức. Tôi nghĩ rằng, mình cần tìm một vị trí công việc nào đó có nhiều thử thách và cơ hội hơn để phát triển bản thân, cũng như thăng tiến trong sự nghiệp.
Một số gợi ý giúp bạn vượt qua câu hỏi một cách ngoạn mục.
Trên thực tế, có rất nhiều lý do khiến các bạn quyết định nghỉ ở việc ở công ty cũ. Có thể là vì mức thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, cấp trên cư xử không tốt, đồng nghiệp ganh đua nhau,… Tuy nhiên, bạn không nên thành thực quá mức khi trả lời nhà tuyển dụng câu hỏi này.
Không nên nói xấu sếp cũ
Đây là một trong những điều bạn tuyệt đối không nên chia sẻ với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào tuyển một người nói xấu về nơi đã giúp họ có kiến thức, kỹ năng và kiếm thu nhập cho bản thân.
Nếu bạn chê bai sếp cũ trước mặt nhà tuyển dụng họ sẽ có suy luận rằng bạn cũng có thể nói xấu công ty họ nếu bạn được nhận vào làm việc và sau này chuyển việc sang công ty khác.
Do vậy, bạn hãy thật khéo léo, hãy tìm cách chuyển hướng câu chuyện: trình bày kiến thức, kỹ năng bạn có được từ công việc cũ, sau đó liên hệ đến những thành tích bạn đạt được đến mục tiêu của công ty mà bạn ứng tuyển.
Đừng nên kể xấu đồng nghiệp cũ
Bên cạnh việc không nói xấu sếp cũ thì bạn cũng không nên kể xấu đồng nghiệp đã từng làm việc với bạn. Dù thực tế bạn có mối quan hệ không tốt với họ nhưng cũng không vì thế mà lấy đó làm lý do để nghỉ việc.
Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người bốc đồng, không biết dung hòa các mối quan hệ. Hãy nói những điều tích cực nhất có thể.
Tập trung vào những điều bạn đang hướng tới
Có một điều bạn cần nhớ rằng, quá khứ đã qua, hiện tại và tương lai là điều bạn cần hướng đến và phụ thuộc vào buổi phỏng vấn xin việc này. Vì vậy, bạn hãy tập trung vào những điều bạn muốn hướng tới như học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, muốn có cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Luôn cải thiện bản thân tốt hơn mỗi ngày
Hầu hết nhà tuyển dụng đều đánh giá cao những ứng viên luôn biết cách học hỏi, cầu tiến và cải thiện bản thân. Bạn có thể trả lời rằng bạn muốn học hỏi kiến thức, tăng kỹ năng làm việc cho mình.
Nguồn: Tổng hợp