Bạn vừa nhận được một lời mời tham gia phỏng vấn nhưng không thể đến dự? Bạn nên viết email từ chối phỏng vấn như thế nào để không mất lòng nhà tuyển dụng, lại giúp bạn mối quan hệ hoà hảo với họ?
Với tỷ lệ cạnh tranh việc làm cao như hiện nay thì chuyện nộp hồ sơ xin việc cho nhiều công ty cùng một lúc là điều rất đỗi bình thường. Thế nhưng, vấn đề ở đây là bạn nên làm gì khi nhận được lời mời từ nhiều doanh nghiệp cùng một lúc? Trong một vài trường hợp, từ chối phỏng vấn lại là sự lựa chọn khôn ngoan nhất. Làm sao để từ chối phỏng vấn mà không gây mất lòng với nhà tuyển dụng?
Bài viết này, Tuyển dụng Đà Nẵng sẽ gợi ý cho bạn câu trả lời hợp lý nhất.
Đừng tham lam ôm đồm hết mọi thứ để rồi không nhận được kết quả. Khi đứng trước quá nhiều lời mời phỏng vấn. Bạn hãy cân nhắc môi trường nào thích hợp để phát triển và gắn bó lâu dài để đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Khi để có được cơ hội làm việc tốt hơn, bạn phải học cách từ chối lời mời phỏng vấn từ những doanh nghiệp khác.
Dưới đây là một số lý do từ chối phỏng vấn thường gặp:
Có vô số lý do để bạn không muốn nhận lời mời phỏng vấn. Tuy nhiên, để từ chối lời mời của doanh nghiệp, bạn cần phải thật khéo léo. Bởi rất có thể doanh nghiệp mà bạn từ chối đến làm việc hôm nay sẽ là đối tác của bạn trong tương lai.
Trước khi viết email từ chối, bạn cần lưu ý các điểm quan trọng sau:
Học cách từ chối thông minh để giữ hình ảnh tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
Một trong những cách khéo léo nhất để từ chối lời mời phỏng vấn chính là viết mail. Bạn có thể soạn một email trang trọng và chân thành để gửi đến nhà tuyển dụng. Nội dung email bao gồm:
Tiêu đề email: Thư từ chối phỏng vấn – Họ và tên
Kính gửi: Tên nhà tuyển dụng
Tôi tên là…Tôi rất vui khi nhận được lời mời phỏng vấn từ quý công ty ở vị trí…Tuy nhiên, tôi rất tiếc vì không thể đến tham gia buổi phỏng vấn vào…(ngày giờ phỏng vấn) vì tôi đã nhận được việc làm ở công ty B vào tuần trước.
Tôi rất mong sẽ lại được hợp tác cùng quý công ty vào một dịp khác.
Xin cảm ơn anh/chị đã dành thời gian cho tôi.
Thân ái.
Hãy để nhà tuyển dụng thấy được sự hợp tác của bạn và họ sẽ không cảm thấy khó chịu vì bị từ chối. Hoặc nếu bạn muốn thể hiện rõ hơn thiện chí của mình, bạn có thể đề nghị giới thiệu giúp họ một người mới phù hợp. Điều này vừa khiến nhà tuyển dụng quý trọng bạn vừa giúp ích cho người đang cần tìm kiếm việc làm.
Học các từ chối phỏng vấn là một trong những kỹ năng quan trọng trong bước đầu của sự nghiệp. Hãy trở thành một ứng viên sáng giá và chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng ngay cả khi bạn không làm việc cho họ bạn nhé!