Khi đi phỏng vấn, rất nhiều bạn đã từng trải qua việc các nhà tuyển dụng thường xoáy vào vấn đề "Tại sao lại nghỉ việc tại công ty cũ?". Đây cũng là câu hỏi khó nhất, cần sự khéo léo khi trả lời và sự điềm tỉnh cực độ.
Để trả lời một cách hiệu quả câu hỏi này, bạn cần “đóng khung” theo phương pháp cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn biết điều gì quan trọng với mình. Biết cách xử lý tình huống câu hỏi thông minh và không tỏ ra bực bội với công việc hoặc quản lý cũ. Dưới đây là 7 lí do nghỉ việc mà nhà tuyển dụng có thể hoàn toàn thấu hiểu và cảm thông, hãy cùng Việc làm Đà Nẵng tham khảo các câu trả lời phù hợp nhé.
Trì trệ trong sự nghiệp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thăng tiến trong tương lai và khiến bạn khó chịu. Nếu bạn đã cảm thấy mình chăm chỉ trong suốt thời gian qua và đạt được khá nhiều thành tích cho công ty chủ quản nhưng vẫn chưa nhận được lời đề nghị mới, hay thăng tiến công việc...bạn có quyền ra đi. Nếu bạn cho rằng không thể vươn cao đến các nấc thang mới của sự nghiệp theo tốc độ mong muốn và thể thiện để các nhà tuyển dụng thấy, khả năng cao họ sẽ đánh giá bạn là người có hoài bão lớn và mục tiêu chinh phạt rõ ràng.
Trong cuộc sống, không có gì là hoàn hảo và công việc cũng vậy. Nhưng bạn cảm thấy không thỏa mãn mỗi ngày đi làm tại công ty thì đây sẽ là bước ngoặt cho sự thay đổi. Công việc sẽ trở nên vô nghĩa, mất động lực về cả cảm xúc, tinh thần. Và các nhà tuyển dụng sẽ hoàn toàn hiểu lí do nghỉ việc nếu đây là những gì bạn gặp phải. Ngoài ra, họ cũng sẽ rất ấn tượng với sự nhiệt huyết đối với công việc của bạn.
Các lý do nghỉ việc mà nhà tuyển dụng thông cảm
Có khá nhiều trường hợp ứng viên được tuyển vào một vai trò nhưng bằng cách nào đó họ lại làm một công việc hoàn toàn khác so với những gì được nói trong buổi phỏng vấn hoặc trong bản mô tả. Nếu công ty trước đây đã chuyển đổi bạn như thế thì việc rời đi là điều dễ hiểu. Rời bỏ công việc hiện tại để tìm một vai trò mới thực sự đáp ứng mong đợi của bạn cũng sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có thể tự mình đứng lên và theo đuổi những gì bạn thực sự mong muốn trong cuộc sống.
Khối lượng công việc nặng nề và sự leo thang căng thẳng đến tột độ sẽ chỉ khiến bạn muốn từ bỏ và tham lam hơn cho việc tìm một môi trường mới . Kiệt sức có thể khiến công việc trở nên tồi tệ và có thể những nhà tuyển dụng đã trải qua điều đó ít nhất một lần trong sự nghiệp của họ. Vì vậy, nếu bạn cần có sự thay đổi về nhịp độ làm việc, họ chắc chắn sẽ đồng cảm với bạn.
Có thể bạn quan tâm: Những lời "nói dối" phỏng vấn cần thiết
Khi người quản lý hiện tại đánh giá thấp hoặc không biết cách phát huy hết tiềm năng của bạn, điều này có thể làm bạn nản lòng và công việc trở nên buồn tẻ. Nếu bạn thực sự có thể chia sẻ về những thất vọng và mong muốn được thử thách, tạo ảnh hưởng nhiều hơn trong cuộc phỏng vấn thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một người muốn tạo sự khác biệt tại công ty của họ và điều đó sẽ gia tăng cơ hội của bạn đến với công việc.
Cho dù bạn chưa bao giờ phù hợp với công ty hiện tại hay do sáp nhập hoặc mua lại làm thay đổi các giá trị của nó thì sự “xung đột” về đạo đức nghề nghiệp với doanh nghiệp hoàn toàn là một lý do chính đáng để rời đi. Nếu bạn có niềm tin đạo đức mạnh mẽ, bạn không nên đánh đổi giá trị của mình để mang lại thành quả cho doanh nghiệp mà bạn không ủng hộ. Mặt khác, nhà tuyển dụng cũng muốn chọn những người có giá trị phù hợp với công ty của họ. Vì vậy, việc biết rằng cả hai bên có sự tương quan về đạo đức nghề nghiệp cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc phỏng vấn.
Các công ty ngày càng phát triển để phù hợp hơn với thế giới hiện tại thì nghề nghiệp của bản thân vẫn có lúc để thay đổi, cho dù là phù hợp với chuyên môn hoặc trái chuyên môn. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng sự thiếu kinh nghiệm của bạn ở lĩnh vực mới là một lỗ hổng thì bạn cũng không nên băn khoăn về lí do nghỉ việc này. Có rất nhiều nhà tuyển dụng thích tuyển dụng ứng viên từ các ngành nghề khác bởi vì điều đó có thể mang lại một viễn cảnh mới mẻ cho đội nhóm và công ty của họ, tất nhiên các ứng viên đó có tiềm năng phát triển.