Buổi phỏng vấn của bạn có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào những gì bạn nói với nhà tuyển dụng. Ghi nhớ tuyệt đối không nên nói "những điều cấm kỵ" dưới đây để có buổi phỏng vấn thành công nhé!
Chuẩn bị thật kỹ cho mình những kiến thức, kỹ năng cùng tác phong thật tốt là những điều các ứng viên cần làm trước buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, muốn tạo ấn tượng và chinh phục nhà tuyển dụng, bạn cũng cần chú ý đến cách giao tiếp, ứng xử.
Vì vậy, để có được công việc mình mơ ước, các bạn hãy "Ghi nhớ những điều không nên nói với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn" nhé!
Nhà tuyển dụng thường có xu hướng hỏi ứng viên về công ty cũ cũng như lý do nghỉ việc là gì. Và có rất nhiều người đã kể lể những điều mình không hài lòng về sếp và các vấn đề chính sách phúc lợi của công ty cũ một cách thoải mái.
Nếu bạn đang chuẩn bị đi phỏng vấn thì tuyệt đối không nên đề cập đến những vấn đề này. Bởi vì cho dù những điều bạn nói là sự thật, nhưng bạn đã vô tình tạo ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng, rằng bạn là một nhân viên tính toán và hay để bụng những chuyện vụn vặt.
Thậm chí nhà tuyển dụng còn nghĩ bạn cũng sẽ nói xấu họ như thế nếu sau này bạn nghỉ làm cho công ty họ. Chính vì vậy, khi được hỏi về công ty cũ bạn nên trả lời một cách có chừng mực, tốt hơn hết bạn nên nói về những điều đã học được tại công ty và các thành tích đã đạt được.
Khi được hỏi về công ty cũ hãy trả lời một cách chừng mực và đừng bao giờ nói xấu công ty cũ.
Bạn không nên nói ra điều này vì chứng tỏ bạn chưa chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn hoặc bạn không hứng thú với buổi phỏng vấn này. Nên chuẩn bị vài câu hỏi về công ty để tỏ rõ bạn có tìm hiểu kỹ về công ty hoặc hỏi lại người phỏng vấn về những điều đã chia sẻ để chứng tỏ bạn rất quan tâm đến vị trí này.
Bạn nên hỏi sơ qua về vị trí bạn đang phỏng vấn nếu trúng tuyển: Mức độ, trách nhiệm của công việc.
Đây là câu trả lời có tính chất hai chiều, thứ nhất bạn là người thật sự có năng lực để làm được mọi việc, thứ hai bạn là một người không có năng lực rõ ràng nhưng lại thích thể hiện.
Nếu bạn có thể làm tốt mọi việc cùng một lúc thì hãy chứng minh cho họ biết điều đó. Ngược lại nếu bạn không thể thì đừng nên mạo hiểm trả lời “Tôi có thể làm mọi việc”, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao năng lực của bạn vì câu trả lời này.
Bạn ứng tuyển vào vị trí lễ tân khách sạn nhưng khi phỏng vấn, bạn lại trả lời mình có thể làm mọi việc liên quan đến chăm sóc khách hàng. Liệu rằng với câu trả lời như vậy bạn có thể vượt qua vòng phỏng vấn không?
Họ sẽ đánh giá bạn là người không có đam mê thật sự với công việc, khi bạn làm quá nhiều việc và không có một chuyên môn nhất định. Chính vì vậy, khi gặp những câu hỏi như vậy bạn nên lựa chọn một công việc bạn chắc chắn là mình làm tốt để trình bày với họ, ngoài ra bạn cũng có biết một ít về lĩnh vực nào đó.
Đừng nói với nhà tuyển dụng những câu đại loại như "Tôi có thể làm được mọi việc"
Nói thẳng điểm yếu của mình nhưng đồng thời nhấn mạnh khả năng khác. Đừng từ chối ngay một vị trí chỉ vì nghĩ rằng không làm được. Có thể dung hòa bằng câu nói: Tôi không được đào tạo về chuyên ngành này nhưng tôi tin mình có thể làm được nếu các ông cho tôi một cơ hội.
Hầu hết các công ty đều thích nhận những người thông minh, nhiệt tình, cần đào tạo hơn là nhận những người đáp ứng chuyên môn yêu cầu nhưng không sẵn sàng học hỏi.
Điều khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu nhất là nghe ứng viên nói về kỹ năng và kinh nghiệm đã được trình bày trong hồ sơ xin việc khi được hỏi về công việc cũng như thành tích mà họ đạt được.
Ví dụ công ty A đang tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, trong buổi phỏng vấn bộ phận nhân sự yêu cầu bạn hãy kể tên một số thành tích đạt được trong công việc. Sau đó bạn trả lời: “Em đã trình bày trong hồ sơ xin việc, anh/chị có thể xem thêm ở đó”. Bạn nghĩ nhà tuyển dụng có chấp nhận được ứng viên khi trả lời như vậy không?
Bạn không nên trả lời thành tích đó đã được liệt kê trong hồ sơ xin việc của tôi.
Hầu hết các nhà nhân sự đều đã biết về những gì bạn đã trình bày trong CV, nhưng điều họ muốn nghe ở đây là quá trình để bạn đạt được thành công đó, cũng như những khó khăn vất vả bạn đã gặp phải chứ không phải đôi ba dòng chữ trong CV.
Qua việc trình bày về những kỹ năng, kinh nghiệm nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá cao khả năng trình bày cũng như kỹ năng giao tiếp của bạn. Tốt hơn hết khi được nhà tuyển dụng hỏi về một kỹ năng hay kinh nghiệm nào đó mặc dù bạn đã trình bày rõ ràng trong hồ sơ xin việc thì thay vì từ chối hãy cố gắng trình bày lại để họ được biết. Họ sẽ đánh giá rất cao kỹ năng trả lời phỏng vấn của bạn đấy.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có thể trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết cho một buổi phỏng vấn, và có thể chinh phục được nhà tuyển dụng và sớm tìm được công việc như mong muốn nhé!