Toàn cầu hóa đang trở nên phổ biến, nghề phiên dịch trở thành nghề nghiệp hấp dẫn với nhiều bạn trẻ. Nếu bạn có năng khiếu ngoại ngữ và đam mê nghiên cứu ngôn ngữ học, trở thành thông dịch viên có thể là lựa chọn sáng suốt cho con đường sự nghiệp của bạn.
Làm thế nào để trở thành thông dịch viên? Những bạn đang tìm việc làm tại Đà Nẵng hoặc đã đi làm cần trang bị cho mình những kỹ năng nào để theo đuổi nghề phiên dịch? Hãy cùng tìm hiểu 7 kỹ năng cần có của nghề phiên dịch qua bài viết dưới đây nhé.
Trước hết, vốn từ vựng sâu rộng là yêu cầu bắt buộc để trở thành một thông dịch viên.
Trong các trường hợp phiên dịch trực tiếp (như sự kiện, hội thảo, cuộc họp, v.v), điều kiện tiên quyết là người phiên dịch phải phản ứng nhanh với nội dung được nói ra và chuyển ngữ ngay lập tức. Họ không có thời gian để dùng từ điển hay đắn đo xem nên dùng từ nào.
Chính vì vậy, sở hữu vốn từ vựng rộng lớn và khả năng sử dụng từ ngữ linh hoạt sẽ trở thành lợi thế rất lớn khi theo đuổi nghề phiên dịch. Điều này sẽ giúp bạn nhanh nhạy trong phản xạ dùng từ, dịch chuẩn và theo sát ý nghĩa nhất.
Đây là nhóm kỹ năng không thể thiếu trong nghề phiên dịch và đòi hỏi các thông dịch viên phải luyện tập thường xuyên để có được.
Khi phiên dịch, não của bạn phải thực hiện song song 2 việc: nghe và hiểu ý nghĩa của một thông điệp được đưa ra bằng ngôn ngữ này; đồng thời tìm cách truyền tải thông điệp đó bằng một ngôn ngữ khác.
Vì thế, việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa các kỹ năng nghe – chuyển hóa thông tin – nói là rất quan trọng với một thông dịch viên.
Bạn chỉ có thể làm được điều này bằng cách thực hành thật nhiều thông qua việc nghe và dịch các video hoặc podcast trên mạng. Sau đó, hãy đối chiếu lại phần dịch của mình với vietsub được làm sẵn để xem bản dịch của mình đã đáp ứng được tới mức độ nào.
Với mỗi lần luyện tập như vậy, bạn không chỉ rèn luyện thêm về phản xạ, mà còn giúp củng cố kho từ vựng của mình nữa đấy!
Nghề phiên dịch đóng vai trò như một ranh giới giữa 2 con người, 2 quốc gia và 2 nền văn hóa. Những gì bạn dịch ra không chỉ giúp hai con người không cùng ngôn ngữ hiểu được nhau, mà còn giúp kết nối và thu hẹp khoảng cách văn hóa.
Là một thông dịch viên, bạn phải chọn từng từ; cân đo đong đếm từng ý nghĩa; ý định trong mỗi lời nói nhằm tránh xảy ra những bất đồng văn hóa trong quá trình chuyển ngữ.
Vì thế, việc thấu hiểu văn hóa các quốc gia khác nhau là điều cần thiết để chọn ra từ ngữ diễn đạt đúng ý trong từng ngữ cảnh.
Kỹ năng này rất quan trọng với cả thông dịch viên (dịch nói) và biên dịch viên (dịch viết). Vì thế, dù bạn chọn đi theo hướng nào của nghề phiên dịch; hãy luôn dành thời gian để tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau.
Khi làm thông dịch viên trong môi trường Pháp lý; Y tế; v.v, họ sẽ đối mặt với nhiều tình huống nhạy cảm như: xét xử tội phạm; tình huống cấp cứu hoặc thậm chí tử vong, v.v.
Lúc đó, người phiên dịch cần có tinh thần thép để giữ vững lý trí và cảm xúc của mình; đồng thời ổn định mọi người qua thông ngôn ngữ giao tiếp.
Đừng để những cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng tới ý định nói của đối phương – người đang phải dựa vào bạn để truyền tải thông điệp của họ.
Giống như những nghề nghiệp khác, nghề phiên dịch luôn phải đảm bảo tính chuyên nghiệp để làm việc hiệu quả và được đối tác tin tưởng, tôn trọng.
Các yếu tố giúp tạo nên tính chuyên nghiệp cho một thông dịch viên gồm: bảo mật thông tin, trung thực trong từng bản dịch, luôn đúng giờ hẹn, tác phong lịch sự, tính kỷ luật cao, trí nhớ tốt, v.v.
Bây giờ bạn đã nắm rõ những kỹ năng quan trọng để phát triển trong nghề phiên dịch rồi đúng không? Nếu bạn yêu thích nghề nghiệp này, đừng quên rèn luyện tất cả các kỹ năng trên nhé!