Cẩm nang những câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn được các nhà tuyển dụng sử dụng nhiều khi phỏng vấn ứng viên, gợi ý cách trả lời thông minh giúp tạo ấn tượng và đạt kết quả tốt nhất.
Không phải chỉ những người mới mà kể cả những ai có nhiều kinh nghiệm cũng cảm thấy lo lắng về các câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng đặt ra. Sàn Việc Làm Đà Nẵng Online đã tổng hợp những câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn ứng viên và gợi ý cách trả lời ấn tượng để đạt kết quả tốt nhất.
Tham khảo chuỗi bài viết 3 phần về những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và gợi ý cách trả lời phỏng vấn xin việc mà chúng tôi chia sẻ giúp bạn có được sự tự tin khi trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng, trả lời bằng sự chủ động, dứt khoát để người phỏng vấn thấy được năng lực và sự chuyên nghiệp của bạn, từ đó cơ hội nghề nghiệp sẽ rộng mở hơn.
Trong bài viết đầu tiên của series câu hỏi phỏng vấn xin việc này, chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến giới thiệu bản thân, nhóm câu hỏi đánh giá khả năng phản ứng và những câu hỏi đánh giá về sự phù hợp của bạn với công ty sẽ được chia sẻ lần lượt ở những phần tiếp theo.
Cùng với những gợi ý, hướng dẫn trả lời phỏng vấn cụ thể cho từng câu hỏi, mục đích trang bị những kiến thức hữu ích để bạn hiểu và áp dụng được vào buổi phỏng vấn thực tế. Bắt đầu với những câu hỏi phỏng vấn liên quan giới thiệu bản thân ngay sau đây bạn nhé!
Chuỗi bài viết giúp bạn trang bị những kiến thức vững chắc nhất, chinh phục bất kỳ nhà tuyển dụng khó tính nào.
Câu hỏi: Giới thiệu về bản thân bạn?
Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc, câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí công việc, vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời về bạn nhưng gắn với công việc thay vì những vấn đề cá nhân.
Bên cạnh việc trả lời những thông tin cơ bản như họ tên, quê quán, tuổi tác,... thì bạn cần làm nổi bật cá tính, sở trường, điểm qua những thành tựu mà bạn đạt được trong công việc, trường lớp, vì khi bạn giới thiệu những điều này thì nhà tuyển dụng sẽ phần nào có những cảm nhận ban đầu về bản thân bạn, về sự phù hợp của bạn với công ty cũng như với vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Ngoài ra, để màn giới thiệu bản thân ấn tượng, ứng viên cần phải chú ý đến cách trình bày nội dung. Trong phần này nên đưa ra cái nhìn tổng quan và các điều quan trọng của bản thân đảm bảo một số mục cơ bản sau:
Câu hỏi: Sở thích của bạn là gì?
Khi hỏi câu hỏi phỏng vấn này, có thể vì một lý do nào đó mà nhà tuyển dụng muốn biết rõ hơn về sở thích của bạn, hoặc họ có thể hỏi một câu khác như: ”Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh?”,...
Tưởng chừng như chỉ là một câu hỏi xã giao để tìm hiểu về thói quen, hoạt động yêu thích của ứng viên nhưng những câu hỏi phỏng vấn như này lại ẩn chứa rất nhiều mục đích của nhà tuyển dụng. Mục đích thông thường là để biết xem cái sở thích, thói quen của bạn có phần nào đó gắn liền với công việc mà bạn đang ứng tuyển hay không, bạn có thực sự đam mê với công việc này không, câu trả lời phỏng vấn của bạn sẽ thể hiện tất cả.
Ví dụ như, nếu bạn đi ứng tuyển vị trí hướng dẫn viên du lịch mà sở thích của bạn là đi du lịch khắp nơi, trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau thì chắc hẳn bạn đã hiểu được về lợi ích mà câu trả lời phỏng vấn này mang lại.
Câu hỏi: Các thành tích đã đạt được trong công việc?
Khi được hỏi một câu hỏi về thành tích đã đạt được, bạn nên liệt kê luôn những thành tựu đã đạt được trong quãng thời gian đi học, bạn đã tham gia cuộc thi gì, đạt được những giải thưởng gì. Lý do là để bạn dẫn dắt nhà tuyển dụng vào những thành tích của mình theo một chuỗi những hoạt động từ ngày bạn đi học, thể hiện bạn là một ứng viên xuất sắc, tham gia hoạt động nhiệt tình, kỹ năng mềm rất tốt.
Tiếp đến là những thành tựu đạt được trong công việc, những dự án trước đây, những giá trị mang lại cho công ty, giúp ích cho công ty như thế nào, kể về vai trò của bạn trong dự án, những công việc đã thực hiện hay cả những khó khăn đã gặp phải trong quá trình thực hiện.
Quan trọng hơn đó là hãy cho nhà tuyển dụng biết cảm xúc của bạn khi đạt kết quả, những bài học rút ra từ đó. Nhà tuyển dụng có thể dựa và câu hỏi này để thấy được sự tâm huyết của bạn với công việc, với các sản phẩm mình thực hiện, từ đó có cái nhìn tích cực và tổng quan hơn về bạn.
Xem thêm: Đi phỏng vấn, chú ý những điều này để không bị loại từ vòng gửi xe
Có được những kinh nghiệm này thì những câu hỏi phỏng vấn sẽ không còn là gì quá đáng sợ với bạn nữa.
Câu hỏi: Kinh nghiệm của bạn trong công việc này là gì?
Được đánh giá là một trong các câu hỏi thường gặp và quan trọng trong buổi phỏng vấn. Cách trả lời câu hỏi này là nên trung thực, nó giống như bạn đang chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân, đừng cố nói những gì mình không biết, bạn sẽ không trả lời được nếu nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn về chuyên môn.
Hãy thoải mái nói những gì bạn được học hay những gì biết về công việc một cách ngắn gọn và đầy đủ, cũng không nên kể chi tiết các công việc, như vậy quá dài dòng sẽ gây cảm giác nhàm chán cho người đối diện.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về công việc này, thì hãy nói bạn là một người ham học hỏi, muốn theo đuổi công việc này và sẽ dành nhiều thời gian, công sức để trau dồi, học tập. Hãy nói bạn sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành những nhiệm vụ được giao, phát triển kỹ năng, bạn đang mong muốn tìm được một công ty tốt để gắn bó và cống hiến lâu dài.
Một điểm nữa bạn cần lưu ý là những kinh nghiệm mà bạn nói phải khớp, không được đối ngược với những gì bạn viết trong CV của mình, đừng phóng đại quá, bởi nhà tuyển dụng đang nắm trong tay CV và sẽ có những đánh giá không tốt về bạn.
Câu hỏi: Mô tả một chút về cách làm việc của bạn?
Khi hỏi câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng muốn biết về cách tổ chức, bố trí công việc của bạn như thế nào, quản lý công việc hoặc nhân sự ra sao,...
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một con người khoa học, biết cách quản lý công việc, thể hiện bằng cách lên kế hoạch, báo cáo và theo dõi tiến độ công việc, luôn có tinh thần trách nhiệm, hết mình với công việc được giao.
Nhà tuyển dụng dựa vào những câu trả lời của bạn để kiểm tra về năng lực làm việc, cách thức bạn xử lý công việc, đánh giá bạn có phù hợp với công việc hoặc văn hóa của công ty hay không. Một lời khuyên chúng tôi dành cho bạn là bạn hãy chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi này ở nhà trước, khi bạn trả lời sẽ lưu loát và thuyết phục hơn.
Một vài gợi ý để trả lời câu hỏi này ấn tượng nhất:
Câu hỏi: Khi áp lực, bạn thường làm gì để giải tỏa?
Mỗi chúng ta ai cũng có những áp lực riêng từ nhiều phía như gia đình, bạn bè, mối quan hệ xã hội, nơi làm việc,... nhưng điều quan trọng là bạn đã làm gì để vượt qua những áp lực đó.
Sau mỗi lần vấp ngã, áp lực tưởng chừng như không thể vượt qua thì bạn đã rút ra được những kinh nghiệm gì cho bản thân. Và hãy cho nhà tuyển dụng biết con người bạn ở hiện tại kiên cường, mạnh mẽ như thế nào.
Cách tốt nhất cho bạn để trả lời phỏng vấn là hãy kể về một lần cụ thể bạn gặp stress nặng và cách bạn xử lý tốt tình huống, để nhà tuyển dụng thấy bạn có thể chịu áp lực tốt, không bỏ dở công việc ảnh hưởng đến dự án. Hãy cho thấy bạn không sợ phải đối mặt với các áp lực công việc cũng như các áp lực khác trong cuộc sống.
Như vậy, phần đầu tiên của series 3 bài viết hướng dẫn trả lời các câu hỏi phỏng vấn đã giúp bạn hiểu được phần nào các câu hỏi phỏng vấn thường gặp của nhà tuyển dụng và cũng đã biết nên trả lời từng câu hỏi phỏng vấn theo hướng nào.
Ở phần hai chúng tôi sẽ liệt kê ra nhóm các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến chỗ làm cũ, đánh giá khả năng phản ứng, sự thông minh nhanh nhạy, khả năng xử lý tình huống, các câu hỏi bao quát hết nội dung phỏng vấn có thể hỏi tới.
Đừng quên theo dõi những phần tiếp theo để tiếp tục cập nhật những kinh nghiệm hay giúp ứng viên vượt qua câu hỏi phỏng vấn một cách ấn tượng nhất, giúp ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ lần gặp mặt đầu tiên.
Những phần còn lại trong series câu hỏi phỏng vấn sẽ sớm được bật mí trong những bài viết tiếp theo, cùng chờ xem nhé!