Mẹo trả lời câu hỏi Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?
  • Ngày đăng: 26-05-2020
Vào cuối buổi phỏng vấn, hầu hết nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên của mình rằng “Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?". Đừng để bị rớt phỏng vấn chỉ vì không biết những mẹo đơn giản để vượt qua câu hỏi này.

Trong quá trình phỏng vấn xin việc, có một câu hỏi mà hầu như đều xuất hiện trong tất cả các buổi phỏng vấn, và đây cũng là một trong những câu hỏi khiến các ứng viên bối rối thường vào thời điểm cuối buổi phỏng vấn. Đó là câu hỏi “Bạn có muốn hỏi câu hỏi gì không?”

Câu hỏi này gây bối rối và hoang mang cho các ứng viên nếu các bạn chỉ tập trung vào chuyên môn, kỹ năng của bản thân quá nhiều mà quên mất việc phải tìm hiểu kỹ công ty các bạn đang ứng tuyển.

Đừng bao giờ nói rằng “Tôi không có câu hỏi nào cả!”

Mắc sai lầm khi nói “Không” sẽ khiến nhà tuyển dụng có những đánh giá không tốt về bạn.

Khi được hỏi câu hỏi này, đừng bao giờ lắc đầu và nói “Tôi không có câu hỏi nào cả” bởi vì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp về bạn dù bạn có chuyên môn hay kinh nghiệm dày dặn. 

Các nhà tuyển dụng thường đánh giá rất cao những ứng viên dành thời gian tìm hiểu về công ty, lĩnh vực hoạt động, điều đó cho thấy bạn thực sự nghiêm túc và quan tâm đến công việc của công ty và sẽ giúp nhà tuyển dụng quyết định có lựa chọn bạn hay không.

Ngược lại, nếu bạn có thể đưa ra những câu hỏi hay và đúng trọng tâm, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có sự quan tâm đến công việc và đã có sự chuẩn bị; đồng thời những câu trả lời từ nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn có một quyết định sáng suốt hơn về việc có nên làm việc ở đây hay không.

Một buổi phỏng vấn luôn là một quá trình hai chiều, bạn chắc chắn sẽ muốn biết mình có thực sự phù hợp với công việc này và cơ hội thành công ở vị trí mới khả quan như thế nào, phải không?

Không phải tự nhiên mà nhà tuyển dụng lại đặt ra câu hỏi này cho bạn, việc bạn phản ứng với câu hỏi ra sao và cách bạn đưa ra câu trả lời cũng mang rất nhiều ý nghĩa.

- Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có quan tâm đến công việc này hay không?

Các nhà tuyển dụng thường có nhiều ứng viên để lựa chọn cho vị trí công việc bạn đang ứng tuyển, do đó họ sẽ chú ý nhiều hơn đến những ứng viên nào thực sự quan tâm đến quá trình làm việc tại công ty và cả công việc đang ứng tuyển nữa.

Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công việc bằng cách hỏi những câu hỏi về công việc đó và về các tổ chức (tuy nhiên bạn không nên hỏi về tiền lương hay quyền lợi trong vòng phỏng vấn xin việc đầu tiên).

- Để xác định xem bạn có thực sự muốn làm việc ở đây hay không?

Xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân của nhiều ứng viên, bạn rất dễ rơi vào việc mong muốn trở thành ứng viên sáng giá nhất mà quên mất việc tìm hiểu bạn có thực sự mong muốn làm việc ở đó hay không.

Nếu bạn đã có câu hỏi rõ ràng, dựa trên những sự chuẩn bị của bản thân và những mô tả công việc sẵn có, bạn có thể có thêm những câu hỏi mới và muốn có được câu trả lời. Quá trình hỏi và trả lời trong suốt cuộc phỏng vấn có thể là được khởi mào và có nhiều điều thú vị bắt đầu từ những gì trao đổi.

- Để cho thấy cách bạn sẽ tiếp cận công việc như thế nào?

Hầu hết các nhà tuyển dụng coi toàn bộ quá trình ứng tuyển và phỏng vấn là một giai đoạn tập sự cho công việc. Bạn sẽ được quan sát và đánh giá (và chắc chắn bạn cũng có thể quan sát cách làm việc của nhà tuyển dụng như thế nào)

Từ chất lượng của hồ sơ ứng tuyển của bạn, cách thức bạn thể hiện với nhân viên tiếp tân, cách ăn mặc và các bạn trả lời những câu hỏi – toàn bộ quá trình này sẽ cho bạn một cơ hội để cho nhà tuyển dụng thấy cách bạn tiếp cận với công việc như thế nào.

Xem thêm: Đi phỏng vấn xin việc, để "lấy lòng" nhà tuyển dụng nên mang những gì

Mẹo vượt qua câu hỏi Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?

Đừng để bị rớt phỏng vấn chỉ vì câu hỏi cuối cùng của nhà tuyển dụng "Bạn có câu hỏi gì không?"

Bạn thấy đó, cách bạn trả lời câu hỏi này mang rất nhiều ý nghĩa, nó có thể quyết định kết quả của cả buổi phỏng vấn. Dù bạn muốn hay không, mỗi câu hỏi bạn đưa ra có khả năng sẽ phản ánh hiểu biết của bạn về công ty, sự quan tâm của bạn tới vị trí tuyển dụng và cả đạo đức nghề nghiệp của bạn.

Hiểu được những bối rối mà ứng viên đang gặp phải, ở phần tiếp theo của bài viết, Sàn Việc Làm Đà Nẵng Online sẽ gửi đến các bạn một vài gợi ý để đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng một cách khôn ngoan và để lại ấn tượng tốt với người phỏng vấn.

Một số câu hỏi bạn nên hỏi nhà tuyển dụng

Không nên hỏi những câu hỏi có thể được trả lời một cách đơn giản theo kiểu “Có” hoặc “Không”. Bản thân bạn muốn hỏi để có thêm thông tin, do đó hãy hỏi những câu hỏi mở để nhà tuyển dụng có thể trả lời cho bạn được nhiều thông tin hơn theo hướng mà bạn muốn biết.

Câu hỏi tìm hiểu về công ty

Hãy cho nhà tuyển dụng biết mong muốn của bạn khi ứng tuyển vào vị trí này là được làm việc cùng phát triển lâu dài với công ty

  • Xin Anh/Chị cho biết hướng phát triển của công ty trong 5 –10 năm tới?
  • Anh/Chị có thể cho biết mô hình sản phẩm/dịch vụ về … của chúng ta có gì khác so với các đối thủ canh tranh?
  • Xin Anh/Chị cho biết Công ty có kế hoạch phát triển những sản phẩm/dịch vụ chính nào trong tương lai?
  • Xin cho biết thế mạnh của công ty chúng ta?

Câu hỏi tìm hiểu về vị trí ứng tuyển

Để hiểu rõ về bản chất công việc và trách nhiệm bạn sẽ đảm nhận nhằm tránh những hiểu lầm không đáng có, bạn nên hỏi trực tiếp về trách nhiệm công việc và sếp quản lý của bạn:

  • Anh/Chị xin cho biết yêu cầu đối với ứng viên lý tưởng cho vị trí này là gì?
  • Để giúp tôi hiểu rõ hơn về công việc, xin cho biết trách nhiệm, thành công, kể cả khuyết điểm của người đã đảm trách công việc này trước đây?
  • Điều khó khăn nhất trong công việc nếu tôi được nhận là gì?

Câu hỏi tìm hiểu hoạt động của các phòng ban

Hãy tìm hiểu thêm về cơ cấu tổ chức công ty và các phòng ban để giúp bạn nắm rõ quy trình làm việc

  • Đối với sự phát triển của công ty, bộ phận/phòng ban của tôi sẽ giữ vai trò gì?
  • Hãy cho tôi biết thành công nổi bật của bộ phận/phòng ban mà tôi sẽ tham gia nếu được nhận?

Câu hỏi thể hiện mong muốn phát triển sự nghiệp

Khi tuyển dụng, nhà tuyển dụng luôn muốn tìm một ứng viên gắn bó lâu dài với công ty, vì vậy bạn nên hỏi những câu hỏi đánh vào tâm lý nhà tuyển dụng với thái độ nhiệt tình và tâm huyết của công ty đối với bạn

  • Nếu được tuyển vào vị trí này, tôi cần hoàn thành những mục tiêu nào trong 12 tháng tới?
  • Tôi sẽ làm việc theo team hay độc lập, team tôi gồm bao nhiêu người?
  • Ai sẽ là người quản lý trực tiếp của tôi và sẽ đánh giá dựa trên tiêu chí nào?

Nguồn: Tổng hợp

Danh sách tin nhắn Danh sách chặn
Bạn đang ẩn thông tin với người này! Show
😀
😁
😂
🤣
😃
😄
😅
😆
😉
😎
😋
😍
😘
😙
😚
🤗
🤔
😑
😣
😥
😪
😫
😴
😛
😜
😝
😒
😓
🤑
😤
😞
😭
😰
😱
😵
😡
😷
🖐
👌
👍
👎
👊
👋
👏
👐
🙏
🤝
💓
💔
🔔
📞
💻
💲
💸
💳
📆
📷
🌹
🌺

Thông báo từ Việc Làm Đà Nẵng