Bí quyết giúp cải thiện hiệu quả kỹ năng thuyết trình trước đám đông
  • Ngày đăng: 13-05-2020
Trong xã hội hiện nay, việc giao tiếp và trình bày trước đám đông gần như là điều khó có thể tránh khỏi, những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình một cách hiệu quả nhất.

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều phải trải qua tình huống thuyết trình, hay chia sẻ một vấn đề gì đó trước đám đông. Kỹ năng thuyết trình không còn quá xa lạ mà trở thành một kỹ năng cần thiết mà chúng ta phải trang bị và cải thiện từng ngày. Tuy nhiên, có vẻ nhiều người còn cảm thấy khó khăn và lúng túng mỗi khi xuất hiện trước đám đông.

Hiểu được những khó khăn mà các bạn đang gặp bạn, bài viết sau đây Việc làm Đà Nẵng sẽ mang đến cho bạn bí kíp giúp cải thiện khả năng thuyết trình trước đám đông vô cùng hiệu quả, bắt đầu ngay thôi!

1. Thường xuyên tập luyện

Luyện tập thuyết trình thường xuyên là phương pháp đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cải thiện rất cao. Bởi lẽ, tập luyện sẽ giúp bạn thể hiện phần thuyết trình của mình trôi chảy thuận lợi nhờ vậy tự tin cũng tăng lên.

Trong trường hợp bạn không có đủ thời gian cũng như điều kiện thực hành thì có thể ghi âm những gì mình nói rồi nghe lại. Điều này giúp bạn phát hiện những sai sót, vướng mắc trong quá trình thể hiện rồi từ đó có các biện pháp khắc phục, chỉnh sửa và lâu dần kỹ năng thuyết trình của bạn sẽ được cải thiện.

2. Phần mở đầu tạo điểm nhấn cho bài thuyết trình

Lời mở đầu của một bài thuyết trình rất quan trọng bởi nó quyết định rằng những người dưới kia có tiếp tục nghe bạn nói nữa không. Thông thường khi bắt đầu vào bất cứ buổi thuyết trình nào dù đơn giản hay trang trọng, khi người nghe vẫn chưa thực sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bài nói của bạn. Một mở đầu ấn tượng sẽ giúp người nghe gạt bỏ mọi yếu tố gây nhiễu từ bên ngoài và cuốn vào bài thuyết trình của bạn.  

Nếu bạn thu hút được khán giả ngay từ đầu, họ sẽ có khả năng dõi theo bạn cho đến hết bài thuyết trình. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh để thu hút và gây ấn tượng với khách hàng, bạn chỉ có 4 phút cho phần mở đầu hoàn hảo. “Đầu xuôi đuôi lọt”, mở đầu tốt coi như bạn thành công một nửa.

Các cách giúp bạn có được sự mở đầu ấn tượng:

  • Những câu hỏi bất ngờ
  • Mở màn bởi một câu chuyện hay một tình huống hài hước
  • Những con số thống kê
  • Chiếm lấy trái tim người nghe
  • Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong chuyên nghiệp

3. Chủ động thời gian, trình bày khoa học

Quản lý thời gian là một trong những bí quyết giúp cải thiện hiệu quả khả năng thuyết trình của bạn. Trước tiên, bạn cần lên kế hoạch bài thuyết trình sẽ được thực hiện trong bao lâu, thời gian hoàn thành như thế nào. Bố cục thời gian hợp lý giúp bạn hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng cho bài thuyết trình.

Một bài thuyết trình hay thì phần chuẩn bị nội dung là vô cùng quan trọng, do đó nếu bạn hời hợt từ khâu chuẩn bị nội dung thì kể cả khi có trình bày tốt đến đâu thì bài thuyết trình đó cũng không đạt được kết quả như mong muốn.

Vì vậy cần được chia ra làm các phần nhỏ như đặt vấn đề, nội dung chính và cuối cùng là kết luận. Bạn không thể bắt đầu bài thuyết trình bằng cách giải thích và đưa ra hàng loạt các dẫn chứng, các số liệu mà quên giới thiệu chủ đề khiến người nghe không hiểu được là bạn đang nói về vấn đề gì, cũng không thể trình bày rất nhiều mà không kết luận để chốt lại vấn đề.

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Hình ảnh của một buổi thuyết trình thất bại.

Trong một bài thuyết trình nếu có nhiều nội dung cần đề cập, bạn cũng nên chia nhỏ chúng ra và trình bày hoàn tất từng nội dung. Tránh tình trạng đang nói vấn đề này lại chuyển sang vấn đề khác khiến bài thuyết trình lan man, không tập trung và gây rối rắm cho người nghe.

Một sai lầm rất lớn mà nhiều người hay mắc phải chính là nói quá nhiều, quá chi tiết. Tuy nhiên, trên thực tế nó chỉ khiến bài thuyết trình của bạn trở nên dài dòng, không đúng trọng tâm và đặc biệt làm người nghe càng thêm chán nản.

Thông thường, trong mỗi một sự kiện chúng ta sẽ đặt thời gian tốt đa cho mỗi phần thuyết trình. Bạn có thể dựa vào thông tin này để xác định những thông tin cần nói và kết thúc bài thuyết trình theo đúng thời gian đã sắp xếp.

4. Phong thái tự tin

Một trong những phương pháp để cải thiện kỹ năng thuyết trình đó là chú ý rèn luyện phong thái tự tin. Phong thái tự tin sẽ tạo được ấn tượng tốt với người nghe, họ cũng sẽ hứng thú và chăm chú theo dõi những gì bạn đang chia sẻ. Nếu bạn trông tự tin và tin tưởng vào những gì mình nói, khán giả cũng sẽ có thể đặt sự tin tưởng vào bạn.

Vì vậy, hãy có phong thái chững chạc, nở nụ cười và giao tiếp bằng mắt với khán giả để cho thấy bạn không hề sợ hãi và hiểu rõ những gì mình nói. Thậm chí dù bạn không cảm thấy thực sự tự tin thì tỏ ra cảm giác tự tin cũng sẽ giúp bạn nhẹ nhõm và dễ khiến người khác tin bạn hơn.

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Phong thái tự tin sẽ gây ấn tượng rất tốt, thậm chí ngay cả trước khi bạn bắt đầu nói.

Để rèn luyện phong thái tự tin không khó, dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số cách giúp bạn rèn luyện sự tự tin và nâng cao kỹ năng thuyết trình trước đám đông tốt hơn:

  • Thứ nhất muốn tự tin các bạn có thể tập diễn và nói trước gương, các bạn lưu ý tập trung vào khả năng diễn xuất của ngôn ngữ cơ thể là chính, hoặc có thể nói trước mặt bạn bè người thân để mọi người góp ý cho bạn những cái tốt và không tốt.
  • Thứ hai các bạn quay video bài diễn đó tự xem lại và nhờ bạn bè nhận xét từ đó rút kinh nghiệm.
  • Thứ ba bạn hãy chịu khó cởi mở, chủ động làm quen, tham gia các hoạt động tập thể nhiều để tập khả năng phản xạ trong các tình huống trước đám đông.

5. Chuẩn bị nội dung bài thuyết trình

Như đã đề cập ở trên, thời gian thuyết trình là có hạn do đó bạn chỉ nên nói những điều quan trọng liên quan trực tiếp đến vấn đề. Để làm được điều này, bạn hãy chuẩn bị nội dung bài thuyết trình một cách có chọn lọc, tập trung trình bày diễn giải những vấn đề trọng tâm. Đây là kinh nghiệm, kỹ năng thuyết trình được nhiều người chia sẻ mà bạn nên đặc biệt chú ý.

Để có thể thuyết trình một cách thành công và lưu lại được ấn tượng nơi người nghe, bạn cần rất nhiều thời gian và công sức cho việc chuẩn bị. Đừng bao giờ đợi cho đến khi mình đứng trước thính giả rồi mới chịu nghĩ xem mình sẽ nói gì! Kiểu nói “ngẫu hứng” như vậy sẽ không giúp bạn có một bài nói chuyện hay được – trừ phi bạn thực sự là một thiên tài.

Một bài thuyết trình phong phú hay nghèo nàn, thú vị hay nhàm chán, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của phần chuẩn bị của bạn. Có thể lâu nay phần đông chúng ta bị “tra tấn” bởi những bài thuyết trình hết sức tệ hại nhàm chán, phần lớn đều là do người thuyết trình đã không bỏ công sức ra chuẩn bị trước đó và thiếu kỹ năng.

6. Tương tác với khán giả

Kỹ năng này giúp bạn thoải mái không bị bí từ và phụ thuộc quá nhiều vào giấy. Hãy đặt thật nhiều câu hỏi mở để khán giả tự nói chuyện với bạn và cuối cùng bạn là người chốt lại vấn đề. Hãy cho khán giả thấy bạn có vẻ dễ thương hơn và gần gũi hơn.

Thuyết trình không phải là một mình bạn nói, hãy hỏi khán giả để cùng thảo luận và tìm ra câu trả lời, khán giả được tương tác sẽ hào hứng và bị hút vào bài nói chuyện của bạn. Một lưu ý nhỏ là đặt nhiều câu hỏi nhưng đừng để chúng làm loãng nội dung, ảnh hưởng đến thời gian chính là một cách thuyết trình hay.

7. Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể

Một sai lầm chủ yếu trong thuyết trình đó là chúng ta quá tập trung trình bày phần nội dung mà quên mất phải kết hợp cùng ngôn ngữ cơ thể, vì vậy vô tình biến bản thân trở thành một bức tượng biết nói, cứng đơ trên sân khấu vô cùng nhàm chán. 

Do đó, đừng ngần ngại trong việc sử dụng ngôn ngữ hình thể và hãy thể hiện các kỹ năng diễn xuất của bạn trên sân khấu bằng cách kết hợp với nhấn nhá giọng, biểu cảm cơ mặt, nở nụ cười thật tươi và di chuyển đều hai bên cánh gà, trên và dưới sân khấu.

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông.

Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể linh hoạt góp phần thành công cho buổi thuyết trình.

Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng nội dung bài thuyết trình mới là quan trọng. Điều này đúng nhưng chưa đủ để giải nghĩa cụm từ thuyết trình là gì? Thuyết trình là truyền tải thông điệp đến người nghe do đó những cách thức giúp người nghe dễ dàng tập trung và hiểu ý mà người nói muốn thể hiện đều nên được áp dụng.

Nét mặt của bạn khi trình bày cũng góp phần quan trọng đến kết quả của buổi thuyết trình. Nếu bạn trình bày một vấn đề hài hước mà gương mặt bạn mang vẻ buồn bã, hoặc bạn mời gọi khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty với nét mặt nghiêm trọng thì bạn khó mà đạt được mục đích đã đề ra.

Việc làm Đà Nẵng vừa chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm có thể cải thiện khả năng thuyết trình trước đám đông hiệu quả. Trong xã hội hiện đại, việc trình bày và nói trước đám đông là điều không thể tránh khỏi, cảm giác lo lắng và sợ hãi là cảm giác thường gặp trước buổi thuyết trình. Vì vậy, đừng để lo lắng, rụt rè ảnh hưởng, ngăn cản con đường phát triển sự nghiệp của bạn nhé.

Chúc các bạn thành công.

Danh sách tin nhắn Danh sách chặn
Bạn đang ẩn thông tin với người này! Show
😀
😁
😂
🤣
😃
😄
😅
😆
😉
😎
😋
😍
😘
😙
😚
🤗
🤔
😑
😣
😥
😪
😫
😴
😛
😜
😝
😒
😓
🤑
😤
😞
😭
😰
😱
😵
😡
😷
🖐
👌
👍
👎
👊
👋
👏
👐
🙏
🤝
💓
💔
🔔
📞
💻
💲
💸
💳
📆
📷
🌹
🌺

Thông báo từ Việc Làm Đà Nẵng