Câu hỏi kinh điển của nhà tuyển dụng và gợi ý trả lời ấn tượng nhất (phần 2)
  • Ngày đăng: 28-04-2020
Tiếp tục đến với phần 2 của series về câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời câu hỏi tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Trong phần này, chúng tôi sẽ lần lượt chia sẻ đến bạn nhóm câu hỏi đánh giá khả năng phản ứng, câu hỏi đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển, sự thông minh nhanh nhạy, khả năng xử lý tình huống.

Sau khi đã đi qua các câu hỏi phỏng vấn xin việc phần 1 về giới thiệu bản thân cùng gợi ý cách trả lời một cách chi tiết nhất, ở phần 2 trong chuỗi series các câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời phỏng vấn này chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra cho bạn các câu hỏi phỏng vấn về nhóm câu hỏi đánh giá khả năng phản ứng, câu hỏi đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí tuyển dụng, sự thông minh nhanh nhạy, khả năng xử lý tình huống.

Tất cả các câu hỏi sẽ được Việc làm Đà Nẵng trình bày chi tiết và có tính áp dụng cao nhất vào các tình huống thực tế, dành thời gian đọc và tìm hiểu kỹ là bạn sẽ không còn có bất kỳ thắc mắc gì về câu hỏi phỏng vấn nữa.

Đầu tiên, cùng đến với những câu hỏi phỏng vấn về đánh giá khả năng phản ứng, xử lý tình huống của ứng viên.

Câu hỏi: Tại sao bạn muốn ứng tuyển tại công ty chúng tôi?

Mục đích của nhà tuyển dụng khi hỏi câu hỏi này là để chắc chắn bạn thực sự quan tâm đến công ty, quan tâm đến vị trí công việc chứ không phải là bạn nộp hồ sơ vài công ty để rồi trúng công ty nào thì đi làm công ty đó. Với câu hỏi kiểu này, bạn cần:

  • Đọc và tìm hiểu kỹ về công ty cũng như vị trí mà bạn đang ứng tuyển
  • Nêu ra những lý do bạn muốn làm việc tại công ty, ví dụ như địa chỉ công ty gần với nhà bạn, thuận tiện đi lại, môi trường làm việc năng động tạo điều kiện cho bạn phát triển,...

Câu hỏi: Tại sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?

Một câu hỏi tương tự nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn là "Vì sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?" Khi gặp câu hỏi phỏng vấn này, bạn không nên trả lời đơn giản như ”Tôi muốn làm việc tại vị trí này của công ty, vì tôi rất yêu thích”. Trả lời phỏng vấn xin việc như này sẽ rất dễ để bạn bị loại, vì một người thực sự quan tâm đến công việc sẽ không trả lời sơ sài như vậy.

Thay vào đó bạn nên nói rõ về những lợi ích mà bạn nghĩ vị trí công việc này sẽ mang lại cho bạn, bạn có thể phát triển bản thân, trải nghiệm và trau dồi kiến thức chuyên môn,... và đừng quên tìm hiểu thật kỹ về vị trí công việc, nêu rõ bạn muốn giúp ích cho công ty như thế nào, bạn đã có những kinh nghiệm gì khiến bạn trở lên phù hợp với vị trí,...

Cuối cùng, đừng quên một lần nữa nhấn mạnh bạn luôn có tinh thần cầu tiến, trách nhiệm và cố gắng hết sức vì mục tiêu chung của công ty.

Câu hỏi: Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Đây là một trong số các câu hỏi phỏng vấn xin việc được hỏi rất nhiều trong các buổi phỏng vấn, câu hỏi này nhằm đánh giá sự khôn khéo trong câu trả lời của bạn, đồng thời cũng qua đây nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về bản thân bạn.

Khi gặp câu hỏi này, trước tiên bạn nên trả lời điểm yếu của bản thân, bạn nói sơ qua và không nên đi chi tiết vào những điểm yếu. Đặc biệt bạn không nên nói những điểm yếu liên quan đến kỹ năng mà công việc của bạn đòi hỏi.

Điểm yếu của bạn đưa ra phụ thuộc vào vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển, ví dụ nếu bạn ứng tuyển vị trí marketing thì bạn không nên nói là bạn ít tính sáng tạo, kém năng động,...hoặc nếu bạn ứng tuyển vị trí kế toán thì bạn không nên nói mình là một người cẩu thả, không cẩn thận lắm. Nói đến đây chắc hẳn bạn cũng đã hiểu đôi điều cần tránh khi gặp dạng câu hỏi này.

Câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Nhà tuyển dụng rất hay đề cập đến dạng câu hỏi "Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?"

Sau khi nói sơ qua về vài điểm yếu của bản thân, bạn nên tiếp tục bằng cách củng cố lòng tin với nhà tuyển dụng rằng bản thân sẽ cố gắng hoàn thiện những điểm yếu đó, sẽ cố gắng khắc phục và không để những điểm yếu ảnh hưởng đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Sau khi bạn trả lời về điểm yếu, bạn trả lời về điểm mạnh của bản thân. Lý do là vì câu trả lời sau cùng bao giờ cũng lưu lại ấn tượng lâu với nhà tuyển dụng, bạn chỉ nói sơ qua về vài điểm yếu có thể chấp nhận được, và đi sâu vào những điểm mạnh. Bản thân bạn sẽ tự biết mình giỏi nhất về cái gì, thế mạnh của mình là gì và đưa ra những ví dụ chứng minh cho những gì bạn nói.

Câu hỏi: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp có lẽ là câu hỏi quan trọng nhất để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí công việc cũng như công ty bạn đang ứng tuyển. Bạn cũng biết rõ không có nhà tuyển dụng nào lại nhận một ứng viên có mục tiêu trong tương lai trở thành một nhà phiên dịch vào làm tại vị trí lập trình viên cả đúng không?

Khi được hỏi câu hỏi này, bạn cần nêu rõ mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn của bản thân, để trả lời tốt thì bạn nên tìm hiểu trước về mục tiêu, sứ mệnh của công ty và đưa ra mục tiêu của bản thân cho phù hợp. Không nên đưa ra mục tiêu nghề nghiệp của bản thân quá xa rời với mục tiêu chung của công ty bạn nhé.

Xem thêm: Câu hỏi kinh điển của nhà tuyển dụng và gợi ý trả lời ấn tượng nhất (phần 1)

Câu hỏi: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Có thể nói đây là một câu hỏi phỏng vấn xin việc khá là khó vì nếu bạn đưa ra một mức lương quá cao thì nhà tuyển dụng có thể thấy không thể đáp ứng được.

Mà nếu bạn đưa ra một mức lương quá thấp thì vấn đề đầu tiên là bạn bị thiệt, mức lương không cân xứng với công sức bỏ ra, mà nghiêm trọng hơn là nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng trình độ của bạn không cao, bạn chưa có kinh nghiệm, chưa thể giúp ích được nhiều cho công ty nên mới khiêm tốn đưa ra một mức lương như vậy.

Để hài hòa đôi bên, bạn hãy khéo léo đưa ra một mức lương phù hợp nhất, vừa có lợi cho bạn mà nhà tuyển dụng lại dễ chấp nhận. Đồng thời, bạn cũng cần hỏi thêm thông tin về một số quyền lợi liên quan như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản,... để biết rõ hơn về những gì mình sẽ được hưởng.

Câu hỏi: Bạn có ngại khi phải làm việc tăng ca không?

Qua câu hỏi này nhà tuyển dụng có thể đánh giá về tinh thần trách nhiệm của bạn, xem liệu bạn có hết mình vì công việc không hay chỉ là đến để làm đủ thời gian rồi về, mặc kệ hiệu suất, tình trạng hoàn thành công việc như thế nào. Đừng ngần ngại nói rằng bạn có thể làm tăng ca và mang công việc về nhà làm, nhất là khi có việc gấp cần xử lý cho kịp tiến độ. 

Ví dụ bạn có thể trả lời phỏng vấn như: “Tôi sẵn sàng làm tăng ca vì nếu tăng ca thì hiệu suất công việc sẽ cao hơn, không bị gián đoạn, các hoạt động của công việc không bị ảnh hưởng, tôi sẽ tăng ca nếu như nó giúp tôi và công ty hoàn thành mục tiêu nhanh hơn”.

Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

Nắm chắc những kinh nghiệm hữu ích này, câu hỏi phỏng vấn sẽ không là vấn đề khó khăn với bạn nữa.

Câu hỏi: Bạn có ngại khi phải đi công tác không?

Khi đặt câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có sẵn sàng đi công tác hay không, bạn có gặp vấn đề gì về gia đình khi phải đi công tác không,...

Bạn hãy thành thật trả lời, vì đây chỉ là một câu hỏi để nhà tuyển dụng biết thêm thông tin về bạn mà thôi. Đừng lo lắng, vì nếu bạn không thể đi công tác mà đến lúc bạn được giao đi công tác, bạn không đi được thì thật là khó cho bạn.

Câu hỏi: Nếu chúng tôi không chọn bạn thì bạn có gì để nói không?

Một điều khá hài hước ở đây, đặc biệt là với những bạn mới đi phỏng vấn lần đầu gặp được câu hỏi này, các bạn tưởng mình không được chọn thật và buồn rầu nói như thật. Thực ra câu hỏi này chỉ là để thử phản ứng của ứng viên xem thái độ của ứng viên ra sao, ứng biến có nhanh không, xử lý tình huống như thế nào.

Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy tự tin vào bản thân, nghĩ rằng đây chỉ là một trong số những câu hỏi phỏng vấn thông thường, giống với những câu hỏi trước đó.

Hãy nói rằng cho dù không được chọn vào làm việc thì bạn vẫn luôn vui vì bạn không được chọn không có nghĩa là bạn không giỏi, mà có thể là do bạn không phù hợp với vị trí tuyển dụng, và nói rằng buổi phỏng vấn cho bạn một trải nghiệm thú vị, đáng nhớ.

Câu hỏi: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Những bạn mới đi phỏng vấn lần đầu thì thường trả lời là không có câu hỏi gì, nhưng theo kinh nghiệm phỏng vấn thì ứng viên nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, dù là chỉ một câu, để thể hiện sự quan tâm đến công việc, công ty và bày tỏ thắc mắc.

Nếu chưa biết về lương thì bạn có thể hỏi về lương, chế độ bảo hiểm,... đừng ngại gì mà hãy hỏi hết những thắc mắc bạn nhé, nhà tuyển dụng luôn sẵn sàng để trả lời các câu hỏi của bạn.

Như vậy, chúng ta lại tiếp tục cùng nhau đi qua chuỗi các câu hỏi phỏng vấn thường gặp cùng cách trả lời phỏng vấn một cách chi tiết nhất.

Ở phần phần cuối cùng, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra cho bạn các câu hỏi phỏng vấn về công việc cũ, các kỹ năng quan trọng mà nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên, phỏng vấn về sự trung thực cùng với cách trả lời cụ thể, đưa cho bạn những ý tưởng chất nhất. Ngoài ra ở phần 3 còn có thêm các lưu ý quan trọng khi trả lời phỏng vấn để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Tất cả câu hỏi phỏng vấn kinh điển của nhà tuyển dụng và gợi ý cách trả lời hay nhất đều được tóm gọn trong chuỗi bài viết được chúng tôi chia sẻ đến ứng viên. Nắm chắc được những kinh nghiệm này, câu hỏi phỏng vấn không còn là vấn đề quá khó khăn với bạn nữa.

Chúc các bạn có buổi phỏng vấn thành công.

Danh sách tin nhắn Danh sách chặn
Bạn đang ẩn thông tin với người này! Show
😀
😁
😂
🤣
😃
😄
😅
😆
😉
😎
😋
😍
😘
😙
😚
🤗
🤔
😑
😣
😥
😪
😫
😴
😛
😜
😝
😒
😓
🤑
😤
😞
😭
😰
😱
😵
😡
😷
🖐
👌
👍
👎
👊
👋
👏
👐
🙏
🤝
💓
💔
🔔
📞
💻
💲
💸
💳
📆
📷
🌹
🌺

Thông báo từ Việc Làm Đà Nẵng