Bí quyết tìm việc cho sinh viên mới ra trường
  • Ngày đăng: 15-05-2020
Khi đã hoàn thành chương trình học tập, hầu hết các bạn sinh viên đều phải đối mặt với thử thách mang tên tìm kiếm việc làm ổn định sau khi ra trường. Việc lựa chọn hướng đi cho tương lai trở thành áp lực không hề nhỏ đối với những sinh viên mới ra trường.

Nhưng một thách thức lớn là đa phần những sinh viên mới ra trường đều không có hoặc có rất ít kinh nghiệm làm việc, điều này sẽ gây khó khăn trong hành trình tìm việc của các bạn.

Hiểu được những khó khăn mà các bạn đang gặp phải, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng, bài viết hôm nay Việc làm Đà Nẵng sẽ bật mí cho các bạn sinh viên mới ra trường những kinh nghiệm tìm việc làm hiệu quả nhất.

Xác định sở thích và đam mê của mình

Nhiều chuyên gia giáo dục nổi tiếng ở Anh khuyên rằng, trước khi ra trường là phải tìm ra sở thích của mình trước tiên. Đó phải là lĩnh vực mà bạn cảm thấy hứng thú nhất. Nó có thể là sáng tạo một cái gì đó, ước muốn mang đến sự công bằng, tìm kiếm sự khác biệt hoặc thậm chí là thích kết nối với mọi người.

Nhưng bạn phải hiểu rõ đâu là sự nghiệp bạn muốn xây đắp và đâu là sở thích đơn thuần. Hãy tham gia một số chương trình tình nguyện, phục vụ cộng đồng cũng là cơ hội rất tốt để bạn khám phá bản thân mình thích gì, yêu gì, giỏi lĩnh vực nào.

Xác định sở thích và đam mê ngay cả khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Xác định sở thích và đam mê ngay cả khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bạn biết không, niềm đam mê chính là một trong những ưu điểm lớn có khả năng chinh phục hiệu quả nhà tuyển dụng. Hơn bất cứ ai, nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những người có đam mê, nhiệt huyết lớn bởi lẽ họ coi đó chính là chất xúc tác hiệu quả nhất giúp con người có thể vươn đến những đỉnh cao.

Đương nhiên, trên cả yếu tố kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tốt, nếu doanh nghiệp có thể tuyển dụng được những tài năng luôn nung nấu trong mình niềm đam mê lớn với công việc thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ còn tiến xa hơn những gì họ đã hoạch định. Và như thế, dĩ nhiên nhà tuyển dụng sẽ chẳng còn để tâm xem bạn có hay không kinh nghiệm việc làm.

Đừng bỏ qua các công việc làm thêm

Các bạn sinh viên đừng bỏ qua những công việc làm thêm. Có thể bạn nghĩ rằng, kinh nghiệm làm thêm thì có ích gì đâu. Bạn hoàn toàn sai lầm đấy!

Nếu bạn từng là nhân viên bán hàng thì chắc chắn bạn sẽ có kinh nghiệm giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm… Ngoài ra, làm thêm còn giúp bạn phát triển kỹ năng mềm và xây dựng thêm nhiều mối quan hệ.

Thêm nữa, những kinh nghiệm làm thêm sẽ giúp bạn làm đầy CV của mình. Không nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một nhân viên thiếu những kỹ năng mềm.

Không ngừng trau dồi bản thân

Kiến thức không chỉ dừng lại ở cánh cửa đại học, vì thế bạn cần phải thúc đẩy và trau dồi bản thân mỗi ngày. Ngoài tập trung tìm kiếm cho mình một công việc để học hỏi kinh nghiệm, bạn cũng nên trang bị thêm cho bản thân các kiến thức sâu rộng hơn trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Hoặc bạn cũng có thể học các khóa kỹ năng mềm, các bằng cấp ngoại ngữ bổ sung, điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng hơn khi đi tìm việc.

Xem thêm: Mẹo giải tỏa nỗi lo sợ trước buổi phỏng vấn

Tìm việc sớm

Có rất nhiều bạn sinh viên còn đeo nặng tư tưởng "xả hơi" sau một quá trình đèn sách khổ luyện và mệt mỏi. Nghiễm nhiên các bạn sẽ tự cho phép bản thân mình được nghỉ ngơi với suy nghĩ công việc ngoài kia chẳng thiếu gì, làm lúc nào chẳng được nhưng thật không may mắn khi bạn chẳng biết được rằng công cuộc tìm kiếm việc làm lại chẳng dễ dàng như những gì bạn nghĩ.

Tìm kiếm được một công việc mất khá nhiều thời gian, cho nên bạn hãy bỏ qua thời gian nghỉ ngơi sau khi tốt nghiệp để tìm cho mình công việc ưng ý. Quá trình tuyển dụng có thể kéo dài hàng tháng trời, đặc biệt với những ứng viên không có nhiều kinh nghiệm.

Kinh nghiệm tìm việc cho sinh viên mới ra trường

Các bạn sinh viên năm mới ra trường nên khởi động quá trình tìm việc càng sớm càng tốt nhé!

Để tìm kiếm một công việc, chúng ta phải bỏ ra rất nhiều thời gian, đó là còn chưa kể đến chuyện có chắc chắn thành công hay không. Có những người đã phải trượt dài trên con đường tìm việc hàng tháng, thậm chí trong nhiều tháng liền mà vẫn không tìm được việc trong khi dó bạn lại là một người không có kinh nghiệm đủ thuyết phục nhà tuyển dụng.

Vậy thì, quá trình tìm việc làm của các bạn sinh viên mới ra trường càng được khởi động sớm nhất có thể sẽ càng tốt cho các bạn hơn bao giờ hết. Đừng chần chờ, cũng đừng ỉ lại. Nếu bạn muốn thưởng cho bản thân những giây phút nghỉ ngơi, hãy làm điều đó sau khi chắc chắn nắm bắt được một vị trí công việc phù hợp.

Đừng ảo tưởng về bằng cấp của mình

Nhiều sinh viên mới ra trường vì ảo tưởng về bằng cấp của mình mà “chê” lương thấp. Họ đòi một mức lương cao chót vót vì tấm bằng loại giỏi của mình, rồi lại ấp úng khi được nhà tuyển dụng hỏi: “Tại sao chúng tôi nên trả cho bạn mức lương đó?”.

Ở mỗi giai đoạn thì mỗi mục đích sẽ được đặt ở vị trí ưu tiên khác nhau. Trong thời điểm này thì chúng ta cần và nên để “kinh nghiệm” lên hàng đầu bạn nhé!

Chuẩn bị CV xin việc thật tốt

Hồ sơ ứng tuyển cho người mới ra trường cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công khi tìm việc. Nếu như không biết cách trình bày các mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường, rất khó để bạn chinh phục được nhà tuyển dụng và bước vào vòng phỏng vấn chứ đừng nói tới một cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn sẽ đến với bạn.

Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường hãy điền tất cả những kinh nghiệm và thành tích của mình vào trong CV. Đôi khi những thành tích không liên quan ấy sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được bạn có một vài kỹ năng phù hợp với công việc. Do đó, nếu bạn từng tham gia vào một chương trình tình nguyện, hay có thành tích trong lĩnh vực tổ chức thì nhà tuyển dụng sẽ chú ý bạn hơn.

Dù bạn chưa có nhiều kinh nghiệm để đưa vào CV, nhưng khi bạn gửi đến nhà tuyển dụng một bộ hồ sơ hoàn hảo về cả hình thức và nội dung sẽ gây ấn tượng với họ. Nó chứng minh rằng bạn là một người có trách nhiệm, nghiêm túc trong việc tìm kiếm công việc.

Đầu tư một bộ CV thật hoàn hảo

Một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhiều hơn khi đi phỏng vấn.

Hoặc nếu có quá ít kinh nghiệm làm việc, bạn cũng có thể nêu những kiến thức, kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển mà bạn đã được học ở trường, từ các hoạt động đoàn thể, công việc làm thêm,…

Rút kinh nghiệm sau phỏng vấn

Thất bại từ những lần phỏng vấn cũng là yếu tố giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi đi xin việc. Vì thế, bạn nên xem xét lại những cuộc phỏng vấn của mình, từ đó khắc phục được những gì bạn chưa tốt và tiếp tục phát huy những điểm mạnh khi tham gia phỏng vấn.

Sẽ có rất nhiều cơ hội cho bạn chỉ cần bạn chịu khó tìm kiếm và không ngừng hoàn thiện chính mình.

Rất hy vọng sẽ nhận được những phản hồi và những ý kiến đóng góp thêm cho bài viết để chúng ta cùng nhau xây dựng nên một cẩm nang hữu ích nhất dành cho các bạn sinh viên mới ra trường, sẽ cùng các bạn vượt qua được những khó khăn trên chặng đường đầu của sự nghiệp.

Chúc các bạn thành công.

Danh sách tin nhắn Danh sách chặn
Bạn đang ẩn thông tin với người này! Show
😀
😁
😂
🤣
😃
😄
😅
😆
😉
😎
😋
😍
😘
😙
😚
🤗
🤔
😑
😣
😥
😪
😫
😴
😛
😜
😝
😒
😓
🤑
😤
😞
😭
😰
😱
😵
😡
😷
🖐
👌
👍
👎
👊
👋
👏
👐
🙏
🤝
💓
💔
🔔
📞
💻
💲
💸
💳
📆
📷
🌹
🌺

Thông báo từ Việc Làm Đà Nẵng