Lưu ý ứng viên: Đừng bao giờ viết những điều này vào CV của bạn.
  • Ngày đăng: 10-06-2020
Theo chuyên gia tuyển dụng, một số thông tin như tình trạng hôn nhân, sở thích của bạn hay những kinh nghiệm làm việc không liên quan là những điều không cần thiết ghi vào CV.

Mọi công việc đều bắt đầu bằng những lá đơn. Nhưng không phải nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn ngay khi nhận được CV của bạn mà trước đó họ sẽ dùng lá đơn này để sàng lọc những ứng viên không đủ tiêu chuẩn.

Theo thống kê của trang Careerbuilder, trung bình mỗi một vị trí đăng tuyển, quản lý nhân sự nhận được khoảng 75 CV. Do đó, họ không có thời gian hoặc nhân lực để đọc kỹ và chỉ dành khoảng 60s để quyết định xem liệu bạn có phù hợp với vị trí họ tuyển dụng hay không.

Dưới đây là những thông tin bạn không nên thêm vào CV xin việc của mình nếu không muốn bị loại từ vòng gửi xe, cùng Sàn Việc Làm Đà Nẵng Online tìm hiểu nhé!

1. Mong muốn hiện tại của bạn

Khi bạn đi ứng tuyển hiển nhiên là bạn đã muốn có công việc đó. Trừ khi bạn đang ở trong một tình huống cụ thể như là thay đổi ngành nghề thì mới cần nói tóm tắt về mục tiêu của mình.

Trong trường hợp này, thay vì nói rằng mình muốn làm công việc X, sẽ tốt hơn nếu bạn nêu tóm tắt những công việc đã làm vì đó là cơ sở để nhà tuyển dụng quyết định bạn có phù hợp với công việc họ muốn tuyển hay không.

2. Những kinh nghiệm nghề nghiệp không liên quan

Những kinh nghiệm nghề nghiệp không liên quan đến công việc ứng tuyển, bạn cũng không nên thêm vào CV của mình. Có thể bạn đã từng là chuyên gia pha cà phê lattes cừ khôi từ thời sinh viên. Thế nhưng trừ khi công việc mới có liên quan tới pha chế và cà phê, bạn không nên ghi điều đó trong phần kinh nghiệm làm việc.

Nhưng đừng quá tiếc nuối, cũng không hẳn bỏ qua tất cả những kinh nghiệm này. Theo Alyssa Gelbard, nhà sáng lập công ty cố vấn việc làm Resume Strategists, chỉ ra rằng những kinh nghiệm công việc trước có thể không giúp ích trực tiếp cho công việc hiện tại, nhưng những kỹ năng bạn học được lúc làm công việc đó có thể giúp ích cho bạn trong tương lai.

Nếu muốn nêu vào CV những kỹ năng bạn đã tích lũy, thì hãy đảm bảo chúng có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển.

3. Tình trạng hôn nhân

Đừng liệt kê những thông tin như tình trạng hôn nhân, tôn giáo hoặc số chứng minh thư nhân dân (nếu bạn ứng tuyển một vị trí công ty của Mỹ). Ngoài ra tuổi tác hoặc thời gian bạn nghỉ làm việc cũng không nên ghi trong CV, nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm đến việc bạn đã thất nghiệp bao lâu hay những thông tin ngoài lề như vậy.

4. Sở thích cá nhân

Thực tế là chẳng ai quan tâm tới thông tin này đâu. Nếu nó không liên quan đến công việc bạn ứng tuyển, thì đừng trình bày mục này vì chúng chẳng có ích gì cả, chỉ tốn thêm giấy của bạn và thời gian cho người đọc.

Trừ khi những sở thích này liên quan đến công việc bạn ứng tuyển thì có thể thêm mục này vào CV, ví dụ như công việc ứng tuyển là biên tập viên thì sở thích viết lách chắn chắn nên thêm vào CV.

5. Đừng nói dối

Một khảo sát với hơn 2000 nhà tuyển dụng về lỗi lầm nào họ ấn tượng nhất, và kết quả những lời nói dối vụng về là lựa chọn số 1. Hãy trung thực vì thực tế dù bạn có nói rằng mình từng là CEO của một công ty nào đó mà khi phỏng vấn bạn không đủ khả năng bạn vẫn bị loại như thường.

Vì vậy ứng viên nên tập trung vào những kỹ năng mà bạn đang có. “42% những nhà tuyển dụng nói rằng họ chỉ cần những ứng viên đạt được 3/5 những phẩm chất quan trọng của một vai trò cụ thể.”

Hãy trung thực khi viết CV

Sự lừa dối là “nỗ lực sai lầm để bù đắp cho trình độ thiếu sót”.

6. Thông tin tham khảo

Nếu nhà tuyển dụng muốn bạn nói về những người giúp họ xác thực độ tin cậy của những thông tin bạn đưa ra, họ sẽ hỏi bạn trong quá trình phởng vấn. Nhưng bạn cũng nên chuẩn bị trước những điều đó, phòng khi nhà tuyển dụng yêu cầu những thông tin này.

7. Đừng kể lể

Việc sử dụng lề 0.5 inch và cỡ chữ 08 những mong có thể trình bày thật nhiều điều về bản thân mà vẫn nằm trong 01 trang giấy, vậy thì đây hẳn là một sai lầm. Tốt nhất là hãy để lề không nhỏ hơn 0.8 inch và súc tích nhất có thể. Một lá đơn với nhiều khoảng trắng nhưng vẫn đầy đủ những nội dung cần thiết sẽ được đánh giá cao hơn.

8. Không sử dụng định dạng nhất quán

“Định dạng của lá đơn quan trọng không kém phần nội dung. Khi bạn chọn định dạng nào, hãy cố định với nó” Amanda Augustine – một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn nghề nghiệp nói.

Bà khẳng định định dạng tốt nhất là những định dạng dễ dàng cho những nhà tuyển dụng đọc lá đơn của bạn, làm nổi bật lên những khả năng then chốt cũng như những mục tiêu nghề nghiệp.

9. Đừng dùng những email không chuyên nghiệp

Nếu bạn vẫn dùng những email kiểu như "BeerLover123@gmail.com" hay "CuteChick4life@yahoo.com", hãy thay đổi ngay. Việc lập một email mới không tốn đến 2 phút đồng hồ, và còn được miễn phí.

10. Địa chỉ facebook, fanpage hoặc những trang mạng xã hội không liên quan

Những thông tin về trang blog riêng của bạn, Pinterest hay Instagram không có ý nghĩa gì trong 1 một lá đơn cho công việc kinh doanh. Chỉ với số ít công việc thì việc có lượt tương tác cao trên những mạng xã hội này mới là ưu thế.

11. Kinh nghiệm làm việc trước đó quá lâu

Những công việc từ năm 2000 trở về trước, dù tốt đến đâu cũng không quá liên quan đến hiện tại nữa. Những kinh nghiệm công việc tốt nhất nên từ nhiều nhất là 15 năm về trước.

12. Thông tin về lương bổng

Không nên viết về mức lương mong muốn trong CV. Điều này hoàn toàn không cần thiết và có thể khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn không thiện cảm với bạn. Hãy đàm phán lương trong buổi phỏng vấn.

13. Đừng sử dụng phông chữ quá cổ hoặc quá khó nhìn

Đừng sử dụng Times New Roman hay tương tự, những phông chữ đó thật lỗi thời. Hãy sử dụng những phông tiêu chuẩn như Arial. Luôn đảm bảo chúng đẹp nhưng cũng phải dễ nhìn nữa. Đừng dùng những phông chữ với nhiều nét uốn.

Mọi người thường cố để lá đơn của mình trông thật cổ điển với một phông chữ sang chảnh, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng chúng chỉ khiến người đọc khó hiểu hơn và khiến những thông tin bạn muốn truyền đạt không được đầy đủ.

Không nên ghi vào CV của bạn những điều này

Sử dụng phông chữ với nhiều nét uốn? Sự thật thì nhà tuyển dụng không thích điều này!

14. Lý do bạn rời công ty cũ

Những ứng viên nghĩ rằng: “Nếu tôi nói lý do mình nghỉ công ty cũ, có thể cơ hội việc làm sẽ mở rộng.” Nhưng không, đưa ra lý do bạn rời công ty cũ trong CV là hoàn toàn không thích hợp.

Việc diễn đạt không đầy đủ về nguyên nhân nghỉ việc có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy ác ý với bạn. Hãy nói trực tiếp vấn đề này ở buổi phỏng vấn.

15. Đừng tiết lộ điểm tốt nghiệp của bạn trong CV

Khi đã ra trường, điểm của bạn không quá quan trọng. Trừ khi bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp và điểm của bạn là 3.8 hoặc cao hơn, còn nếu bạn đã ra trường tầm 03 năm, hoặc mới ra trường nhưng điểm tốt nghiệp không nổi trội thì đừng cho vào CV. Nếu nhà tuyển dụng muốn biết điều đó, họ sẽ hỏi trực tiếp bạn khi phỏng vấn.

Hy vọng những kinh nghiệm mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể là nguồn thông tin hữu ích giúp bạn tìm được công việc như mong muốn.

Chúng các bạn thành công.

Danh sách tin nhắn Danh sách chặn
Bạn đang ẩn thông tin với người này! Show
😀
😁
😂
🤣
😃
😄
😅
😆
😉
😎
😋
😍
😘
😙
😚
🤗
🤔
😑
😣
😥
😪
😫
😴
😛
😜
😝
😒
😓
🤑
😤
😞
😭
😰
😱
😵
😡
😷
🖐
👌
👍
👎
👊
👋
👏
👐
🙏
🤝
💓
💔
🔔
📞
💻
💲
💸
💳
📆
📷
🌹
🌺

Thông báo từ Việc Làm Đà Nẵng