Không ít lần bạn cảm nhận rằng mình đã thể hiện rất tốt, trả lời câu hỏi rất hay và trôi chảy, nhưng vẫn không thể vượt qua vòng phỏng vấn ban đầu. Hãy cũng Việc Làm Đà Nẵng tìm hiểu những lý do tìm ẩn và các giải pháp giúp bạn khắc phục để có buổi phỏng vấn thành công
Trượt phỏng vấn chưa chắc đã nói lên hết về khả năng chuyên môn và độ phù hợp của bạn với công việc đó. Có thể trước hoặc trong lúc phỏng vấn bạn đã mắc phải một vài sai lầm dẫn đến buổi phỏng vấn của bạn không thành công như mong đợi. Hãy cùng Việc Làm Đà Nẵng điểm qua một số sai lầm và nguyên do tiềm ẩn đằng sau có thể khiến bạn trượt phỏng vấn nhiều lần và mất đi cơ hội làm việc quý giá nhé.
Đừng để kẹt xe, hư xe, xe hết xăng trở thành cái cớ khiến bạn đi trễ trong ngày phỏng vấn quan trọng. Những lý do này cũng không giúp nhà tuyển dụng thông cảm, mà ngược lại sẽ là những đánh giá về kỹ năng quản lý thời gian, cũng như kỹ năng quản trị rủi ro của bạn.
Bạn có thể nghĩ chỉ là một vài phút trễ giờ, nhưng chính vì một vài phút này có thể đã vô tình khiến bạn trượt phỏng vấn và mất đi cơ hội đấy.
Giải pháp:
Khi đi phỏng vấn, bạn không cần ăn mặc đẹp, bạn chỉ cần ăn mặc phù hợp là đủ. Không ít những bạn mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn, ăn mặc điệu đà hay màu sắc rực rỡ cũng khiến người đối diện cảm thấy lóa mắt.
Ngoài trang phục phù hợp, quần áo gọn gàng và được ủi phẳng phiu cũng vô cùng quan trọng, thể hiện được sự gọn gàng, chỉn chu của bạn đối với công việc.
Giải pháp:
Có thể bạn quan tâm: 5 mẹo phỏng vấn hữu ích dành cho người rụt rè
Nghe qua thì có vẻ mâu thuẫn nhưng lại có không ít các trường hợp, ứng viên chuẩn bị kỹ lưỡng quá mức, thậm chí là chuẩn bị sẵn và học thuộc luôn câu trả lời. Điều này khiến những gì bạn chia sẻ trở nên rập khuôn và thiếu đi cá tính cá nhân trong mỗi câu nói.
Một số sai lầm có thể mắc phải khi phỏng vấn
Sự uyển chuyển trong khả năng ứng xử luôn là một tiêu chí đánh giá, đặc biệt trong các ngành bán hàng hay chăm sóc khách hàng. Vì vậy, nếu bạn trả lời tốt nhưng bằng câu trả lời mẫu, thì dẫu cho trôi chảy vẫn sẽ không được đánh giá cao.
Một vấn đề khác mà các ứng viên vẫn hay mắc phải chính là mất ngủ. Nhiều bạn quá lo lắng và chăm chỉ chuẩn bị cũng làm tinh thần không tốt, thần sắc thiếu tươi tắn cộng đôi mắt thâm quầng, cũng có thể khiến bạn trượt phỏng vấn.
Giải pháp:
Sẽ có đôi lần bạn không hài lòng với công việc cũ, công ty cũ và quyết định rời đi, nhưng đừng đem điều đó ra kể với nhà tuyển dụng mới.
Có nhiều trường hợp vẫn còn nặng lòng với công ty cũ, thay vì sử dụng thời gian phỏng vấn quý giá để “marketing bản thân”, lại chú tâm kể về những điểm xấu của công ty cũ.
Thật thà là tốt nhưng không giữ được bí mật chính là một hành động khiếm nhã. Nhiều ứng viên đã bị đánh trượt phỏng vấn chỉ vì nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không phải là người dễ hòa nhập, cũng như nghi ngờ rằng bạn cũng có thể nói xấu về công ty họ ở công việc kế tiếp.
Việc Làm Đà Nẵng khuyên bạn dành sự tôn trọng dành cho công việc cũ và nói tốt về nó ở mức độ thích hợp. Bởi lẽ, ca ngợi nó quá nhiều có thể khiến người quản lý mới băn khoăn: “Nếu công việc cũ quá tốt thì bạn đang ở đây để làm gì?”
Giải pháp:
Bạn đã trả lời được hết tất cả những câu hỏi của nhà tuyển dụng nhưng vẫn trượt phỏng vấn thì khả năng cao, câu trả lời của bạn không xuất sắc.
Có thể nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ở bạn nhiều góc nhìn hơn, và đòi hỏi ở bạn một tư duy làm việc và khả năng chuyên môn vững vàng hơn.
Giải pháp:
Bạn rất nổi bật về chuyên môn và các kỹ năng nhưng có thể vẫn trượt phỏng vấn nếu như bạn không am hiểu về công ty của họ.
Điều này thật sự rất thiếu sót vì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không xem trọng cơ hội làm việc tại công ty họ và thiếu đầu tư để tìm hiểu về môi trường làm việc.
Cũng có khả năng người tuyển dụng khó có thể tin tưởng bạn sẽ làm việc lâu dài, vì bạn không thể hiện được đam mê và nhiệt huyết với tổ chức của họ.
Giải pháp:
Một vài thói quen xấu mà bạn nên tập loại bỏ ngay như rung đùi, kiểm tra đồng hồ, dáng ngồi không duyên dáng, ngáp, v.v. Đây là những hành động rất dễ bị hiểu lầm là không tôn trọng, thậm chí là thô lỗ dẫn đến bị trượt phỏng vấn.
Ngoài ra, kiểm soát từ ngữ khi nói cũng quan trọng không kém. Bạn không nên quá thoải mái trao đổi mà quên mất kính ngữ đối với người lớn tuổi, hoặc quá suồng sã làm mất đi tính chuyên nghiệp.
Giải pháp:
Người trực tiếp phỏng vấn chuyên môn của bạn có thể là người sếp làm việc trực tiếp với bạn sau này. Nhiều người quản lý không tìm kiếm người giỏi nhất, mà họ tìm người phù hợp nhất.
Sự đồng điệu trong suy nghĩ hoặc cách làm việc lẫn tính cách là một yếu tố quan trọng mà một người quản lý cần để tâm xây dựng cho đội nhóm của mình, đặc biệt là với những công ty hoặc phòng ban quy mô vừa và nhỏ.
Vì vậy, khi họ không nhìn thấy sự phù hợp đó ở bạn, đó cũng có thể là một lý do khiến bạn trượt phỏng vấn.
Giải pháp:
Người quản lý tuyển dụng rất tinh tường trong việc kiểm tra khả năng chuyên môn của bạn. Nếu bạn nói quá về năng lực hay kinh nghiệm làm việc, họ sẽ nhận ra ngay.
Giải pháp:
Đây là sai lầm đầu tiên mà rất nhiều ứng viên lần đầu tìm việc thường gặp phải. Việc sắp xếp các thông tin không rõ ràng giữa các đề mục sẽ rất khó để nhà tuyển dụng biết bạn là ai; kinh nghiệm chuyên môn của bạn là gì.
Một số ứng viên gửi CV quá dài vì không chắt lọc thông tin. Điều này có thể ảnh hưởng đến đánh giá của nhà tuyển dụng. Họ có thể nghĩ bạn là người không có kỹ năng tổ chức tốt và quyết định không chọn bạn. Tạo dựng hồ sơ xin việc cũng là một kỹ năng quan trọng cho bước đầu tiếp cận nhà tuyển dụng tốt hơn.
Giải pháp:
Không có mục tiêu nghề nghiệp; hoặc mục tiêu không được thể hiện rõ qua những công việc bạn làm trước đó; là yếu tố gây cản trở quyết định tuyển chọn bạn. Nhóm quản lý thường dành nhiều quan tâm cho những ứng viên có mục tiêu thể hiện cam kết gắn bó với công ty.
Một số sai lầm có thể mắc phải khi phỏng vấn
Giải pháp:
Nếu bạn đã vượt qua vòng ứng tuyển CV nhưng không thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn thì kết quả sẽ trở nên lãng phí công sức. Buổi gặp mặt trực tiếp khá quan trọng; vì lúc này các nhà tuyển dụng muốn thấy cách bạn ứng xử trước người lạ và thông qua nét mặt, cử chỉ để biết bạn có thật sự nhiệt huyết với vị trí đang ứng tuyển hay không.
Giải pháp:
Có thể đây là sự thật mà ít nhà tuyển dụng nào nói với bạn; vì có thể khiến ứng viên có cảm giác công kích. Có rất nhiều ứng viên đã bị từ chối với cùng lý do chưa đủ năng lực để đảm nhiệm công việc; cho dù bản thân họ rất tự tin. Tuy nhiên, cấp quản lý cao hơn có thể đánh giá điều đó tốt hơn người ứng tuyển.
Giải pháp:
Lý do này thường sẽ rơi vào những bạn đã có kha khá kinh nghiệm làm việc, có cá tính, có chính kiến và phong cách làm việc khác biệt nên khó hòa nhập. Cách cư xử bộc trực cũng khiến họ rời công ty cũ trong một tâm thế không vui vẻ.
Nhiều công ty trước khi tuyển bạn sẽ tham chiếu với công ty cũ để hiểu hơn bạn là ai, bạn đã làm những điều gì. Nếu đã từng có xung đột hay những hành động xấu ở công ty cũ, họ sẽ không ngần ngại đánh trượt phỏng vấn bạn, và thậm chí bạn còn có thể lọt vào danh sách đen của nhà tuyển dụng này.
Giải pháp:
Nhân sự rất hay truy cập Mạng xã hội của ứng viên để khám phá những cá tính riêng, cách ứng xử đời sống của từng người.
Nếu trang cá nhân của bạn hay chia sẻ những thông tin tiêu cực và nhạy cảm (như chính trị, tôn giáo, hoặc tình dục), hay kể xấu công ty cũ, nhà tuyển dụng mới sẽ lập tức cho bạn trượt phỏng vấn mặc dù đã trả lời rất tốt tất cả các câu hỏi đề ra.
Giải pháp:
Có những công ty mặc dù mở ra những buổi phỏng vấn cho các ứng viên từ bên ngoài, nhưng không có nghĩa là họ chưa có cái tên phù hợp trong nội bộ công ty.
Mặc dù bạn thể hiện tốt và đạt yêu cầu nhưng vì đặc thù của công việc và yếu tố thời gian nên họ cần trước tiên là những người đã từng làm qua, hiểu về công ty và có thể bắt kịp với môi trường nhanh, vị trí mới nhanh chóng. Ứng cử viên nội bộ chính là người phù hợp nhất cho vị trí này.
Trường hợp trượt phỏng vấn này hiếm khi xảy ra nhưng không phải không có. Những kế hoạch kinh doanh có thể được điều chỉnh để phù hợp với tình hình hiện tại của công ty, và yếu tố nhân sự cũng nằm trong số đó.
Với những trường hợp này, nếu bạn là một ứng viên tiềm năng và nổi trội, họ vẫn có thể lưu lại hồ sơ và xem xét bạn làm việc ở một thời điểm khác, hoặc đề xuất cho bạn một vị trí khác đang được họ ưu tiên hơn tại thời điểm này.
Trượt phỏng vấn hay đậu phỏng vấn chưa chắc đã nói lên hết về khả năng chuyên môn và độ phù hợp của bạn với công việc đó. Có thể nói yếu tố may mắn cũng chiếm phần không nhỏ trong sự thành công ấy, nhưng dù thế nào, hãy luôn có sự chuẩn bị tốt để sẵn sàng cho mọi buổi phỏng vấn sắp tới.